Đăng nhập Đăng ký website 
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Hệ thống Framework riêng - Phần 1: PHP Framework là gì?

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình có thể xây dựng lên một hệ thống riêng như Wordpress hoặc Joomla không? Những hệ thống này có gì đặc biệt? Framework là gì?

Các loại PHP Framework phổ biến ở Việt Nam

Về cơ bản PHP đã cung cấp cho chúng ta đầy đủ mọi thứ để xây dựng nên một website hoàn chỉnh, cho dù quy mô có lớn hay nhỏ thì PHP vẫn đáp ứng được. Tuy nhiên trong quá trình phát triển với các dự án lớn đòi hỏi nhiều lập trình viên tham gia việc đảm bảo tiến độ dự án và chuẩn hóa code để có thể tái sử dụng là điều cực kỳ khó khăn và tốn nhiều thời gian, để giải quyết vấn đề này cần một hệ thống với những quy định chung, thống nhất, bắt buộc tất cả thành viên tham gia theo cùng một quy tắc, đó là nền tảng để hình thành framework.
Có thể hiểu đơn giản framework là mã nguồn bao gồm nhiều thư viện được thiết kế sẵn, có thể tái sử dụng, các thư viện này được tổ chức, kết nối với nhau theo một mô hình và quy tắc cụ thể mà nhà phát triển framework quy định.
Do mỗi nhà phát triển có quy định riêng nên bạn không thể lấy thư viện hoặc code của framework này mà dùng lại cho các framework khác.
PHP là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và có một cộng đồng lập trình đông đảo do đó không khó để thấy có rất nhiều loại framework đã được xây dựng như Codeigniter, Laravel, Phalcon, Zend, Yii, CakePHP, v.v…
Mỗi loại framework có cách thức tổ chức, quy định viết code khác nhau đồng thời có một số ưu điểm riêng. Đối với những yêu cầu cơ bản, các framework đều đáp ứng tốt, nhưng với các yêu cầu riêng không phải framework nào cũng đáp ứng được, do đó tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng bạn cần chọn loại framework phù hợp nhất hoặc đôi khi phải tự xây dựng mới.
Ưu điểm khi sử dụng framework:
- Giúp hoàn thành dự án nhanh hơn: có thể sử dụng lại các thành phần đã có trong cùng một dự án hoặc giữa các dự án khác nhau giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức, các thao tác cơ bản như kết nối dữ liệu, thực thi, kiểm tra bảo mật, cache v.v… đã được chuẩn hóa, không cần phải quan tâm lại, chỉ cần dành thời gian xây dựng chức năng cho dự án.
- Toàn bộ dự án sẽ được chuẩn hóa, theo cùng một nguyên tắc, giúp cho việc kiểm tra, bảo trì và mở rộng nhanh hơn.
- Các thành viên trong cùng dự án sẽ làm việc hiệu quả hơn, hiểu nhau hơn do có sự thống nhất về code.
- Việc nâng cấp, thay đổi có thể thực hiện nhanh chóng mà không lo vấn đề tương thích hoặc xung đột.
Như vậy ưu điểm của framework trong phát triển dự án là rất lớn, nếu bạn chỉ cần sử dụng để hoàn tất công việc thì có thể chọn bất kỳ framework nào đang phổ biến rồi sử dụng là được, nếu lập trình là nghề của bạn và bạn có ý tưởng xây dựng các hệ thống lớn hơn sau này thì bắt đầu xây dựng framework của riêng bạn để sử dụng và hoàn thiện từ từ trong quá trình phát triển là một hướng đi đúng đắn.
Một Framework cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Đơn giản, dễ sử dụng
+ Được tổ chức theo một quy tắc chung
+ Tốc độ thực thi nhanh
+ Dễ dàng nâng cấp và mở rộng
+ Độ bảo mật cao
Nếu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên, chưa cần mọi thứ phải tốt nhất là bạn đã có thể bắt đầu xây dựng được framework của riêng mình. Trong quá trình phát triển tùy theo trình độ tại mỗi thời điểm bạn có thể nâng cấp những phần chưa tốt.
Để xây dựng được hệ thống framework riêng bạn cần rất nhiều kiến thức chuyên môn, cần biết cách tổ chức và xây dựng được mô hình quản lý của riêng mình. Nếu phân tích thì thấy rất nhiều nhưng khi thực hiện bạn sẽ thấy mọi thứ thật đơn giản, chỉ cần hiểu được bản chất và nguyên lý hoạt động là có thể thực hiện được.
Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng tôi tìm hiểu trong loạt bài Xây dựng hệ thống framework riêng để có thể tự xây dựng một hệ thống từ A tới Z

Các tin khác
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THƯƠNG HIỆU TRỰC TUYẾN
Address: 216/14 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp.HCM
Hotline: 0908.622.880 -  Zalo: 0908 622 880
Email: Email info
Số Hotline
Zalo