Đăng nhập Đăng ký website 
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Nên dùng mã nguồn mở hay mã nguồn đóng để thiết kế website?

Đây có lẽ là tranh luận không hồi kết, người thì bảo mã nguồn mở tốt hơn vì có hàng ngàn người kiểm tra, dùng thử, người thì nói do ai cũng có mã nguồn để tìm hiểu nên dễ bị hack hơn, vậy đâu mới là thông tin chính xác nhất?

So sánh mã nguồn mở với mã nguồn đóng

Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của mỗi loại để có cái nhìn khách quan, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về các loại mã nguồn này và cách mà website của bạn được hình thành
Mã nguồn mở (Open Source): là các phần mềm miễn phí và được công khai mã nguồn, ai cũng có thể download mã nguồn này về điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng,mã nguồn gốc (core) chỉ có một số tính năng cơ bản, các tính năng khác đều được cài đặt thêm thông qua các Plugin do chính tổ chức phát hành mã nguồn cung cấp hoặc do bên thứ 3 thực hiện. Ở Việt Nam phổ biến nhất là mã nguồn của Wordpress, Joomla,...
Mã nguồnn đóng (mã nguồn riêng hay mã nguồn thương mại): là mã nguồn do một lập trình viên, công ty hoặc một nhóm lập trình viên xây dựng, toàn bộ chức năng của website đã được hoàn thiện và tích hợp sẵn trong mã nguồn, thường gọi là các module, tuỳ theo nhu cầu mà website được cấp các module quản lý tương ứng. Mỗi đơnn vị sẽ có một bộ mã nguồn riênng dành cho việc thiết kế website.
Không chỉ riên website, hệ điều hành hay phần mềm ứng dụng cũng đểu có khái niệm này như hệ điều hành Unix vs Windown hay Android vs IOS.
Tiếp theo cùng so sánh để thấy sự khác nhau giữa 2 nền tảng này:
1. Tính bảo mật
Mã nguồn mở:
+ Ưu điểm: do có một cộng đồng lớn các lập trình viên tham gia phát triển, cộng với hàng ngàn người sử dụng và phản hồi, được sử kiểm duyệt của chính đơn vị phát hành nên sẽ có tính bảo mật cao. Tốc độ cập nhật lỗi nhanh và được kiểm chứng bởi cộng đồng.
+ Nhược điểm: do các hacker cũng đều có mã nguồn nên trong trường hợp các lỗi chưa được thông báo, website của bạn có thể bị tấn công. Đơn vị phát hành chỉ đảm bảo được an toàn cho mã nguồn gốc và các plugin do họ phát triển, với các plugin khác bạn phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn khi sử dụng.
Ví dụ rất nhiều người sử dụng Wordpress để làm website thương mại trong khi bản chất của Wordpress là để xây dựng blog, do đó để làm được website bán hàng họ cần cài đặt thêm Plugin Woocommerce, nhưng đây lại là một plugin tính phí (có bản miễn phí ít tính năng) do bên thứ 3 phát triểnn, không phải plugin chính thức do Wordpress xây dựng, với các plugin phổ biến nhiều người sử dụng và có tính phí bạn có thể yên tâm về vấn đề bảo mật nhưng với các plugin miễn phí và cả có phí khác sẽ không có ai kiểm chứng và đảm bảo an toàn cho bạn cả.
Mã nguồn đóng:
+ Ưu điểm: được thiết kế và xây dựng theo từng yêu cầu cụ thể, không dư thừa các chức năng không cần sử dụng, có cơ chế bảo mật riên và mã nguồn chỉ do đơn vị lập trình nắm giữ nên hạn chế được một phần các cuộc tấn công.
+ Nhược điểm: tốc độ cập nhật phụ thuộc vào đơn vị phát triển, do có nghững quy trình riêng về bảo mật nên chỉ có đơn vị phát triển mới có thể điều chỉnh được code.
So sánh về tính bảo mật có thể lấy ví dụ điển hình nhất về Android và IOS, Android là mã nguồn mở của Google, mã nguồn được cônng khai, được hàng triệu lập trình viên tham gia phát triển, chiếm 85% thị phần, ngay cả các hãng lớn như Samsung cũng sử dụng trong tất cả các dòng điện thoại của họ, tronng khi đó IOS là mã nguồn đóng hoàn toàn chỉ do một mình Apple phát triển 
nhưng không ai có thể khẳng định được rằng Android bảo mật hơn IOS, như vậy đóng hay mở không phải là yếu tố quyết định mã nguồn nào đó bảo mật hơn mà chất lượng của đội ngũ lập trình dự án mới là yếu tố quyết định
2. Chi phí:
Mã nguồn mở: được miễn phí mã nguồn hoàn toàn nhưng không có nghĩa là bạn sẽ có được website miễn phí, đây là yếu tố mà hiều khách hàng không nắm rõ dẫn đến chi phí cuối cùng cao hơn dự tính.
Một website bất kỳ muốn hoạt động được đều phải có 3 yếu tố sau: mã nguồn website, tên miền và hosting. Không có cái gì là miễn phí hoàn toàn và mã nguồn mở cũng vậy, mã nguồn mở chỉ miễn phí các chứa năng cơ bản nhất, muốn có giao diện đẹp, thanh toán, mua bán được trên website bạn đều cần phải trả phí bản quyền sử dụng. Riên tên miền và hosting thì bạn bắt buộc phải trả phí nếu muốn bảo vệ thông tin trên website, ngược lại nếu dữ liệu không quan trọng, mất cũng không sao bạn có thể sử dụng hosting miễn phí.
Trường hợp không có plugin nào đúng với nhu cầu, bạn bắt buộc phải thuê đơn vị khác để xây dựng tính năng này, vì không phải là người xây dựng dự án từ đầu nên khi cần nâng cấp dù bạn có tìm được đơn vị hỗ trợ nhiều kinh nghiệm, họ cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để đọc lại mã nguồn, đây là điều bắt buộc vì nếu không những điều chỉnh của họ sẽ xung đột với mã nguồn cũ, do đó chi phí sẽ rất cao dù bạn chỉ cần những nâng cấp nhỏ.
Mã nguồn đóng: chi phí ban đầu thường cao hơn một cách tương đối so với mã nguồn mở, nhưng khi sử dụng, những thay đổi nhỏ bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí, với các tính năng mới chi pji1 thực hiện sẽ thấp hơn do đơn vị thiết kế đã nắm rõ toàn bộ mã nguồn.
3. Nâng cấp
Mã nguồn mở:
khi cần nâng cấp thì chỉ có mã nguồnn gốc được nâng cấp, tất cả mã nguồn đã bị điều chỉnh hoặc các plugin sẽ không được nâng cấp theo, nếu website của bạn đã được điều chỉnh theo yêu cầu riêng thì việc nâng cấp mất rất nhiều thời gian, thậm chí không thể thực hiện được nếu mã nguồn mới không còn hổ trợ những phần code cũ.
Mã nguồn đóng: tất cả các vấn đề chỉnh sửa, nâng cấp đều tuân theo quy tắc của nhà phát triển nên khi cần nâng cấp, mở rộng, sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng. Các module có thể được đơn vị thiết kế phát triển độc lập sau đó tích hợp vào website của bạn một cách dễ dàng.
Bạn có thể thấy điều này rõ nhất khi sử dụng điện thoại Iphone, khi có phiên bản mới các máy đời cũ vẫn có thể nâng cấp được nhưng với cca1 điện thoại Androi là hoàn toàn không thể
4. Hỗ trợ:
Mã nguồn mở: như bạn đã thấy mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, có cộng đồng chung đông đảo, hàng ngàn plugin miễn phí nhưng không ai bị bắt buộc phải có trách nhiệm nâng cấp, trả lời hay hỗ trợ bạn, nếu cần hỗ trợ bạn phải tự tìm câu trả lời từ các diễn đàn hoặc trả phí để một đơn vị khác hỗ trợ bạn.
Mã nguồn đóng: đơn vị phát triển sẽ là người có trách nhiệm hỗ trợ bạn khi có sự cố hoặc khi bạn cần. Do nắm rõ từng chi tiết trong mã nguồn nên họ có thể hỗ trợ bạn một cách nhannh chóng.
Các loại mã nguồn khác
Ưu và nhược điểm của mã nguồn mở hoặc đóng là rất rõ ràng, để tận dụng ưu điển của cả hai loại này người ta còn có loại mã nguồn miễn phí 1 phần, đây là nnhu74ng mã nguồn đóng nhưng vẫn phát hành thêm một bản miễnn phí nhưng hạn chế một số tính năng, người sử dụng cũng có thể download mã nguồn về điều chỉnh nhưng không được phép kinh doanh, thông qua việc sử dụng và phản hồi từ phí người dũng họ sẽ cập nhật và nâng cấp cho bản thương mại.
Kết luận:
Như vậy việc sử dụng mã nguồn đóng hay mở tuỳ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng website của bạn, nếu bạn chỉ cần một website đơn giản, không cần phải phát triển thêm nhiều tính năng riêng, muốn tự mình thực hiện với chi phí tối thiểu nhất thì mã nguồn mở là lựa chọn đầu tiên.
Nếu bạn muốn website chất lượng tốt, hoạt động nhanh, đầu tư sử dụng lâu dài, khả năng nâng cấp cao, có thể mở rộng thêm nhiều tính năng mới thì sử dụng mã nguồn thương mại là hợp lý nhất.


Các tin khác
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THƯƠNG HIỆU TRỰC TUYẾN
Address: 216/14 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp.HCM
Hotline: 0908.622.880 -  Zalo: 0908 622 880
Email: Email info
Số Hotline
Zalo